Các thế núi trong hòn non bộ là cách tạo dựng, sắp xếp, những ngọn núi to lớn ngoài tự nhiên vào khu tiểu cảnh trong vườn để tăng thêm nét độc đáo và nghệ thuật. Hòn non bộ hay còn được gọi là Hon nam bộ là một thú chơi của không chỉ của người Việt mà còn là của nhiều dân tộc trên thế giới. Trong nghệ thuật sân vườn của người Á Đông, người Nhật có bonkei, còn người Trung Hoa có penjing. Cả hai là “bồn cảnh” (chữ Nho: 盆景) tương tự như cách chơi Non bộ ở Việt Nam, nhưng riêng người Việt chú trọng phát triển kết hợp chặt chẽ thành phần nước, còn người Nhật và Hoa lại chú trọng đến yếu tố cây xanh.
Lịch sử của hòn non bộ tại Việt Nam
Theo Đại Việt sử ký thì tháng 6 năm Ất Dậu (985) vua Lê Đại Hành, nhân lễ sinh nhật vua người ta đắp quả núi giả trên chiếc bè giữa sông để vua quan đi thuyền chung quanh thưởng ngoạn. Sách chữ Nho Phương danh bị khảo thì nhắc đến trong dân gian cũng chơi “bồn trì” và “giả sơn” tức là “bể cạn” và “non bộ”. Vậy thì rất có thể cái thú vương giả này đã từ trong cung đình truyền ra tứ dân rồi ngày càng phổ biến.
Những thế núi phổ biến nhất của hòn non bộ ngày nay
Thế núi ngọn độc phong
Chỉ có một ngọn núi đơn độc, không có núi phụ (núi khách) cận kề, cũng không có đồi, gò chung quanh chân núi. Thế núi đơn độc, tất nhiên phải cao và hiểm trở.. Ngọn độc phong đơn độc, nhưng ngạo nghễ, như kẻ anh hùng đầu đội trời, chân đạp đất, không hề biết kiêng sợ một ai v.v….
Thế núi ngọn song phong
Thế song phong là thế núi có hai ngọn núi trong bồn hay bể cạn. Một núi cao và một núi thấp, vị trí nằm ngang hàng nhau. Nếu hai ngọn núi đều cao vút lên trời thì gọi là song phong, còn nếu ngọn của núi cao hơn nghiêng về bên núi thấp thì nó mang tên khác là PHU THÊ hay PHỤ TỬ.
Thế núi ngọn đa phong
Thế đa phong là thế núi có trên hai ngọn, như ba hoặc bốn ngọn… nối tiếp nhau tạo thành thế trường sơn. Những ngọn này cao thấp khác nhau, tạo nên nhiều tầng, nhiều lớp cao thấp. Tuy nhiên phải có một núi chủ, đặt ở vị trí nào cũng được.
Thế núi ngọn kỳ phong
Thế núi này đứng biệt lập ra một nơi, cách xa những núi nhỏ khác. Thế núi không những cao lớn dị thường, và cón nên vẻ kỳ bí gây sự tò mò cho người thưởng ngoạn. Ngọn kỳ phong có thế núi chớn chở, ngọn cao vút tận mây, so với những ngọn núi gần đó thì chiều cao và chiều rộng cách xa một trời một vực. Thế núi này thường được đặt trong một góc vườn hay sân rộng mới đúng vị thế của nó.
Thế núi ngọn cương lĩnh
Thế núi cương lĩnh là thế núi thấp, ngọn bằng, đây là thế núi già, chung quanh có nhiều đồi trọc. Trong thế núi này chúng ta kiến tạo được nhiều sông suối, ao hồ, đường mòn khúc khửu quanh co, tạo thành được nhiều cảnh trí vừa lạ, vừa đẹp.
Thế núi ngọn long thăng
Thế núi Long Thăng có hình dáng con rồng đang trỗi dậy bay lên. Thế núi hiểm trở, sườn nghiêng và ngọn dốc lên cao, tượng trưng cho sự vươn mình trỗi dậy, không chịu khuất phục, đầu hàng nghịch cảnh. Khó khăn đến mấy cũng cố vươn lên, cất đầu lên cho bằng được.
Thế núi ngọn lập chương
Thế núi vừa cao vừa rộng nhìn xa như một bức bình phong chớn chở, vách núi dựng đứng, có thể bằng phẳng trơn tuột mà cũng có thể đá dựng đứng chớn chở như gươm, gây nên sự hiểm trở vô lường. Vách núi như vậy thật hiểm gọi là Huyền Nhai.
Thế núi ngọn kỳ nham
Thế núi kỳ lạ, ngọn có dạng hình thù đặc biệt như một tàng cây, một hình thù của người hay vật. Như kiểu núi Voi Phục, núi Mẹ Bồng con vv….Dạng núi này đưa vào hòn non bộ thường không được đẹp, trừ trường hợp có những tảng đá có sẵn hình thù quái dị đặt vào thì lại khác. Nếu không thì phải có bàn tay khéo léo của con người, chịu khó gọt đẽo, mài giũa tinh vi từng đường nét vv..
Bố cục của một thế núi hòn non bộ
Ngọn núi: Còn gọi là chóp núi, hay đỉnh núi. Đây là phần cao nhất của quả núi. Ngọn núi nếu nhọn là núi trẻ, và tròn đầu là núi già. Thường thì non bộ người ta chơi núi trẻ nên ngọn núi vút thẳng lên tượng trưng cho trời. Ngọn núi đẹp sẽ mang đến hình ảnh của một hình ảnh hòn non bộ đẹp và ấn tượng..
Sườn núi: Nằm vào khoảng giữa của quả núi. Đây là phần lớn nhất và quan trọng nhất, giá trị của quả núi đẹp xấu ra sao tùy vào sự bài trí của phần này. Sườn núi được xem là phần thân và quyết định đến hình ảnh của cả hòn non bộ. Sườn núi thường có ghềnh, thác, hang động, khe rãnh, và những gì liên quan đến sự sống của động và thực vật.
Chân núi: Là phần nền của quả núi, tính từ phần nền nổi trên mặt nước, xuống phần đá ngầm, và phần đế của quả núi. Chân núi tượng trưng cho đất, nên vừa vững chắc, vừa phì nhiêu. Dựa vào cách thiết kế chân núi mà chúng ta sẽ có cách trồng cây, nuôi cá như thế nào cho phù hợp nhất.
Bạn cần lưu ý tuyệt đối khi thiết kế cần phải chú trọng cả 3 phần núi như nhau. Nếu chỉ cần 1 phần ta bỏ qua hay lược bớt thì bức tranh tổng thể sẽ không được hoàn mỹ.
Có thể bạn quan tâm: Thi công hòn non bộ đẹp
Qua bài viết này quý khách đã hiểu thêm về các thế núi cũng như lịch sử hình thành của hòn non bộ tại Việt Nam, nếu quý khách còn điều gì thắc mắc hay muốn xây dựng một hòn non bộ theo chuẩn phong thủy, hãy liên hệ ngay với CÔNG TY TNHH HÒN NON BỘ SƠN THỦY qua HOTLINE: 0906091517 để được tư vấn và khảo sát công trình sớm nhất có thể.